11/7/13

1. Cho bé ăn dặm như thế nào?
Các bà mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Mới đầu, bạn cho bé ăn bột loãng với  1 muỗng bột, sau thời gian bạn tăng lên 2 muỗng và tăng lên 3 muỗng . Tập cho trẻ ăn bột bằng thìa và ăn bổ sung vào tháng thứ 5 bằng một bát bột quấy loãng mỗi ngày. Từ 6 tháng tuổi trở lên, cho trẻ ăn cháo hoặc bột đặc (4 muỗng bột trong 200 ml nước).


2. Nhóm thực phẩm ăn dặm cần thiết cho bé.

Rau cung cấp vitamin, sắt và khoáng chất

Thức ăn phải đảm bảo chất dinh dưỡng và phù hợp theo từng tháng tuổi. Trong mỗi phần bột, bạn phải kết hợp đủ 4 nhóm thức ăn sau:
• Đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…): một phần bột cần một thìa canh loại thức ăn giàu đạm.
• Tinh bột (gạo, mì, bắp, khoai… ) cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, hơn phân nửa nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.
• Rau: các loại rau không chỉ cung cấp vitamin, sắt, các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể, mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón. Mỗi phân bột của trẻ bạn cần 2 - 3 muỗng canh rau.
• Dầu mỡ: rất cần cho sự phát triển của não bộ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt. Mỗi chén cho 1 muỗng canh dầu.

3. Những loại thực phẩm ăn dặm cần tránh.
- Những thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc như phô mai bị mốc, pa tê gan, trứng lòng đào, hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ không thể chống đỡ với những loại thực phẩm quá giàu đạm hoặc kém chất lượng.
- Muối, đường, mật ong, đậu phộng khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động quá sức.
- Thực phẩm ít mỡ và giàu chất xơ: Độ tuổi này, bé chỉ cần các chất để cung cấp năng lượng cơ thể chứ chưa cần nhiều chất tạo ra các khối cơ bắp.
Không nên cho bé 4 - 6 tháng ăn muối


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Video

Bài viết phổ biến

Facebook fanpage

Lê Xinh. Được tạo bởi Blogger.