23/6/13

Việc trẻ chậm tăng cân là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Do đó, để cải thiện cân nặng cho bé, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp sau:
nếu bé chưa đủ cân nặng
Bé gần 2 tháng không tăng khiến các mẹ lo lắm
1. Bổ sung dinh dưỡng cho bé
Nên cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm.
Với trẻ lớn hơn, trong các bữa ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm. Chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh. Đồng thời, tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Ngoài ra, sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.

2. Cho trẻ ăn theo giờ và chú trọng lượng calo
Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt quá sát bữa ăn vì sẽ khiến bé ngang dạ dẫn đến tình trạng lười ăn. Lên lịch cho bé ăn theo giờ cố định và có thể cho bé ăn tăng cường 4-5 bữa/ngày thay vì chỉ có 3 bữa.
Đặc biệt, mẹ cần chú trọng đến việc cho trẻ ăn theo nhu cầu calo, không ít và không quá nhiều. Thông thường một trẻ có trọng lượng 10 kg, nhu cầu calo cơ thể cần là 100 kcal/ ngày. Trong khi đó, trẻ lớn hơn cần 1.000kcal cộng với 100 x tuổi. Theo đó các mẹ có thể áp dụng công thức để cân đối nhu cầu năng lượng cho cơ thể trẻ.

3. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước trái cây
Không cho trẻ liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt… vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ dễ béo phì, hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thêm vào đó, nên cho trẻ uống ít nước trái cây vì nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích bởi nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác.

4. Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ
Nếu mẹ lo lắng trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít, hãy viết nhật ký bữa ăn hàng ngày của trẻ. Trong nhật ký cần trình bày rõ cách chế biến, khối lượng thức ăn, nước uống đã chuẩn bị cho trẻ và lượng thức ăn, nước uống mà trẻ đã tiêu thụ…
Ngoài ra các mẹ có thể ghi chú rõ về những biểu hiện của trẻ, chẳng hạn như ăn nhiều, ăn ít, ăn hết hay không,… Theo dõi một thời gian nếu thấy bất ổn hãy mang đến hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ bác sĩ.

5. Tẩy giun định kỳ
Bị giun ‘tấn công’ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến gầy còm, ốm yếu. Vì vậy, ngoài việc cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tẩy giun định kỳ (trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 2 lần/năm).

Thông tin thêm:
Thông thường khi bé được 5 tháng tuổi, cân nặng trung bình của bé sẽ là 6 kg và bé có thể đạt 9 kg khi được 1 tuổi. Bé từ 1 tuổi trở lên, để nhận biết bé có bị nhẹ cân hay không, cha mẹ có thể tính toán theo công thức: Thể trọng = tuổi x 2 + 8. Khi thấy bé có cân nặng chệnh lệch quá lớn so với cân nặng trung bình của trẻ cùng tuổi thì nên đưa bé đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Video

Bài viết phổ biến

Facebook fanpage

Lê Xinh. Được tạo bởi Blogger.